Bạn có bị mệt mỏi liên tục cả ngày? Bạn có thức dậy với cơn đau đầu hay những triệu chứng sau không?
- Đau đầu, đau cổ, đau nửa đầu mãn tính
- Chóng mặt hoa mắt
- Đau hoặc mỏi cơ ở mặt, quai hàm, cổ, vai
- Đau hoặc mỏi vùng cơ quanh lỗ tai khi nói
- Khó “mở” và “đóng” quai hàm
- Khi há hoặc khép miệng có nghe tiếng xương kêu.
- Không thể há miệng rộng
- Đau tai hoặc gặp các trở ngại khi nghe
TMJ là viết tắt của từ Temporo Mandibular Joint (khớp hàm). TMD là viết tắt của từ Temporo Mandibular Dysfunction (Sự suy yếu chức năng của khớp hàm). TMJ và TMD dùng để chỉ các vấn đề liên quan đến vùng sọ hoặc các cơn đau gây ra do khớp hàm. Khớp hàm nằm ở hai bên mặt và là điểm nối liền phần hàm dưới với xương sọ. Đây là khớp đặc biệt và phức tạp nhất trên cơ thể con người.
Nguyên nhân gây ra rối loạn TMJ
Rối loạn TMJ là kết quả việc TMJ bị chịu lực lớn trong thời gian dài. Nguyên nhân do sự bất cân xứng của cơ hay sai lệch khớp cắn. Ngoài ra, chúng có thể xuất phát từ: tật nghiến răng khi ngủ, nghiến hàm, hoặc do điều trị chỉnh nha trước đây.
Khi TMJ chịu lực lớn trong thời gian dài, dẫn đến dây chằng vùng khớp hàm bị giãn. Lúc này, cơ hàm sẽ thay đổi (co lại hoặc giãn ra) để thích ứng. Từ đó dẫn đến triệu chứng TMD.
Chẩn đoán và điều trị
Đối với các bệnh nhân đang bị TMJ rối loạn chức năng, mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là giúp bạn loại bỏ các cơn đau. Đầu tiên, chúng tôi sẽ xác định lại vị trí lý tưởng của hàm bằng cách đo lường vị trí đầu và cơ cổ khi các cơ đang thư giãn.
Sau đó, nếu cần thiết và tùy vào vị trí lý tưởng đã xác định từ bước trên, chúng tôi sẽ thảo luận với bạn về bước điều trị thứ 2 có thể gồm các điều trị như coronoplasty (chỉnh khớp cắn), chỉnh nha, răng giả…v.v để giúp duy trì vị trí đúng của hàm.