Search
Close this search box.
Dịch Vụ

Assurance – Quality – Integrity

Dịch vụ Điều trị chức năng và tiền chỉnh nha

Rất nhiều người nhầm tưởng rằng chỉnh nha không thể thực hiện trừ phi răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện. Tuy nhiên, với mục tiêu giúp bé đạt được nụ cười đẹp trong tương lai, Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em cần được kiểm tra chỉnh nha lần đầu khi 7 tuổi

Starlight Dental tin rằng trẻ em được chỉnh nha sớm sẽ mang lại hiệu quả cao. Thoạt nhìn, hàm răng có thể trông thẳng tắp nhưng những nguy cơ tiềm tàng vẫn có thể xuất hiện. Chẳng hạn như xương hàm phát triển sai lệch, răng vĩnh viễn bất ngờ mọc khi răng sữa chưa rụng. Chủ động kiểm soát quá trình phát triển của trẻ giúp ngăn chặn các vấn đề lớn hơn sau này, đảm bảo can thiệp đúng thời điểm.

Hai hình thức chỉnh nha cho trẻ em:

Chỉnh hình can thiệp (Điều trị từ sớm hay Điều trị giai đoạn 1): điều trị từ sớm giúp ngăn chặn hoặc can thiệp những vấn đề nghiêm trọng. Trẻ từ 7-10 tuổi ( vấn đề cắn chéo thường được phát hiện ở những trẻ 5 tuổi ), quá trình điều trị kéo dài khoảng 10 đến 18 tháng. Thực hiện giai đoạn 1 giúp hỗ trợ các điều trị trong tương lai dễ dàng hơn.

Giai đoạn điều trị 1 sử dụng những công cụ có thể tháo rời như nong xương hàm trên, headgear, ELN, Pendulum, mặt nạ.. với mục tiêu:

  • Định hướng hàm phát triển
  • Giảm rủi ro chấn thương đối với răng cửa nhô ra
  • Cải thiện vẻ ngoài
  • Định hướng các răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ
  • Tạo sự hài hòa cho răng, môi và gương mặt
  • Chỉnh sửa những thói quen miệng có hại (Giáo dục chức năng)

Giáo dục chức năng là phần quan trọng của chỉnh hình can thiệp. Mục tiêu của phương pháp giáo dục chức năng nhằm loại bỏ phần lực quá lơn của cơ tác động lên xương ổ và răng. Qua đó chỉnh sửa: vị trí lưỡi, canh giữa hàm dưới đều với hàm trên, hướng dẫn trẻ nhai đúng và thở đúng.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã rất chú trọng đến vai trò của lưỡi trong việc định vị răng và hàm

Tuy nhiên, quá trình điều trị thường ít quan tâm đến điều chỉnh vị trí lưỡi, mà chỉ phụ thuộc vào sự dịch chuyển của răng dưới tác động của các khí cụ niềng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả điều trị không phụ thuộc hoàn toàn vào khí cụ niềng răng, mà cần tập trung điều chỉnh vai trò của lưỡi. Bác sĩ đã nhận thấy vị trí của răng không chỉ là kết quả của quá trình phẫu thuật, mà còn phụ thuộc vào vai trò của răng và lưỡi.

Dựa trên những nghiên cứu này, có thể suy luận rằng bất kỳ vấn đề răng hàm nào cũng là kết quả của: gen (di truyền), sang chấn (chấn thương, bệnh lý), hoặc các nhân tố chức năng ( ngậm tay, thói quen xấu)

Lưỡi, được hình thành từ 17 cơ, có thể gây ra các bất thường về răng miệng. Trong các mục sau chúng ta sẽ nhìn nhận tầm quan trọng của việc nuốt và thở
Sự phát triển của trẻ em cũng bị tác động bởi hóc-môn tăng trưởng được tiết ra khi ngủ. Phục hồi răng miệng có thể giúp bé có một giấc ngủ ngon.

 

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã rất chú trọng đến vai trò của lưỡi trong việc định vị răng và hàm

Tuy nhiên, quá trình điều trị thường ít quan tâm đến điều chỉnh vị trí lưỡi, mà chỉ phụ thuộc vào sự dịch chuyển của răng dưới tác động của các khí cụ niềng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả điều trị không phụ thuộc hoàn toàn vào khí cụ niềng răng, mà cần tập trung điều chỉnh vai trò của lưỡi. Bác sĩ đã nhận thấy vị trí của răng không chỉ là kết quả của quá trình phẫu thuật, mà còn phụ thuộc vào vai trò của răng và lưỡi.

Dựa trên những nghiên cứu này, có thể suy luận rằng bất kỳ vấn đề răng hàm nào cũng là kết quả của: gen (di truyền), sang chấn (chấn thương, bệnh lý), hoặc các nhân tố chức năng ( ngậm tay, thói quen xấu)

Lưỡi, được hình thành từ 17 cơ, có thể gây ra các bất thường về răng miệng. Trong các mục sau chúng ta sẽ nhìn nhận tầm quan trọng của việc nuốt và thở
Sự phát triển của trẻ em cũng bị tác động bởi hóc-môn tăng trưởng được tiết ra khi ngủ. Phục hồi răng miệng có thể giúp bé có một giấc ngủ ngon.

Lingual stretching

This includes the swallowing of food or saliva. This act is repeated more than 2,500 times a day. Therefore, poor swallowing can explain the bad positioning of the teeth and poor development of the jaws. This is mainly due to the fact that a baby with no teeth swallows differently to a child or adult with developed sets of teeth.

Before teething, babies only drink. Their tongue is used to suck the milk and to swallow it. To do this the baby’s’ head must be supported so that the milk is directed to the back of the throat. The lips are then closed and the tip of the tongue rests behind them, between the gums.

However with the development of teeth, a child from about 8 years old closes the teeth to swallow and the tongue rests on the palate to help push the food back. This is adult swallowing.

A baby closes their lips and rests their tongue between the gums. Children and adults close their teeth and positions the tongue on the palate. It is possible to see if a child has retained infantile swallowing without looking inside their mouth, because they close their lips when swallowing.

If the child retains infantile swallowing:

  1. Their tongue rests between their incisors making it difficult to bite food (open bite problem)
  2. Their tongue does not stimulate the palate: it becomes narrow
  3. The tongue can push the upper teeth: the upper jaw and the teeth move forward
  4. The tongue can push on the bottom teeth: the teeth and lower jaw widen and move forward

Khí cụ giáo dục chức năng

Giáo dục chức năng:

Bài tập giáo dục chức năng:

Bảo quản chăm sóc khí cụ:

Câu hỏi FAQ về giáo dục chức năng:

Liệu pháp giáo dục chức năng kéo dài bao lâu?

Thời gian tối thiểu cho liệu pháp giáo dục chức năng là 6 tháng khi thực hiện hằng ngày. Sau khi đeo khí cụ thường nhật, thời gian có thể giảm xuống.

Khí cụ có gây đau khi đeo không?

Mỗi bệnh nhân có hình dạng cung hàm và vị trí các răng khác nhau. Một số bệnh nhân có thể chịu áp lực lên răng hoặc cảm giác khó chịu trong vài ngày đầu điều trị. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì bệnh nhân đang trong quá trình điều chỉnh. Tiếp tục đeo khí cụ suốt thời gian chỉ định sẽ giúp giảm bớt áp lực hoặc sự khó chịu.

Khí cụ EF nên được đeo bao lâu?

Khí cụ EF nên được đeo hằng ngày, ít nhất 2 tiếng kết hợp bài tập thở/ bài tập cơ vào ban ngày và suốt thời gian ngủ buổi tối. Nếu không tuân thủ lịch đeo khí cụ, liệu pháp điều trị có thể kéo dài trên 6 tháng.

Chỉnh hình toàn diện (Điều trị giai đoạn 2): Thường được tiến hành khi hàm và gương mặt đã phát triển xong, thông thường bắt đầu từ 11 tuổi. Điều trị giai đoạn 2 có thể ít phức tạp hơn nhờ lợi ích mà điều trị giai đoạn 1 mang lại. Trẻ em thường hay đeo niềng trong thời gian 12-36 tháng, phụ thuộc vào sự phức tạp khi cắn răng. Niềng răng được áp khít vào để đảm bảo nụ cười lâu dài sau này.